Bình Thuận: Khởi động chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022 tại đảo Phú Quý
Trong khi cuộc chiến pháp lý giữa Blake Lively và Justin Baldoni vẫn đang căng thẳng thì vợ của Ryan Reynolds lại phải đối mặt với vụ kiện phỉ báng thứ hai trị giá 7 triệu USD từ người đứng đầu công ty quản lý khủng hoảng truyền thông. Ngày 4.2, Jed Wallace của công ty quản lý khủng hoảng Street Relations có trụ sở tại Texas đệ đơn kiện Blake Lively với cáo buộc phỉ báng lên Sở dân quyền California, Mỹ, theo People. Trước đó, ngôi sao 37 tuổi đã nộp đơn yêu cầu Wallace cung cấp lời khai sau khi cáo buộc Wallace được nhóm quan hệ công chúng của Justin Baldoni thuê để hỗ trợ cho chiến dịch bôi nhọ tên tuổi của Lively. Tuy nhiên đơn yêu cầu này sau đó đã bị hủy bỏ. Các luật sư của Wallace tuyên bố rằng Lively không có bằng chứng nào hỗ trợ cho những cáo buộc mà cô đưa ra chống lại Wallace và Street Relations. Nguyên đơn yêu cầu Lively bồi thường thiệt hại ít nhất 7 triệu USD kèm theo lệnh của tòa án tuyên bố Wallace không có hành vi quấy rối hoặc trả thù nữ diễn viên.Đáp lại, nhóm luật sư đại diện cho vợ của Reynolds cho rằng vụ kiện mới nhất này góp thêm vào nỗ lực làm quên lãng tiếng nói của Lively lên án hành vi quấy rối tình dục trước đó.Cuộc chiến pháp lý giữa Lively và Baldoni bắt đầu vào tháng 12.2024, khi nữ diễn viên khiếu nại bạn diễn kiêm đạo diễn bộ phim cả hai đóng chính về hành vi quấy rối tình dục. Ngôi sao 37 tuổi cáo buộc Baldoni có hành vi sai trái trong quá trình sản xuất phim và thực hiện chiến dịch bôi nhọ trả đũa nhằm hủy hoại danh tiếng của cô. Đến ngày 16.1, Baldoni phản bác lại bằng vụ kiện trị giá 400 triệu USD chống lại Blake Lively và chồng là Ryan Reynolds cùng người đại diện của họ là Leslie Sloane với cáo buộc tống tiền, phỉ báng và nhiều tội danh khác.Nhiều người Việt trẻ sở hữu tài sản trên 250.000 USD
Đâu như ông, con gái hiếu thảo, cháu cũng không cần trông, ông lắc lắc đầu, đâu phải không cần trông, ông nhớ cháu ngoại sắt ruột, mỗi lần hai mẹ con nó về là ông cứ vùi mặt vào mái tóc mềm tơ của con bé mà hít hà. Nhưng với con gái, ông cứ phải dửng dưng thế.Con gái khoe mới nhận cùng lúc hai dự án, đã thế còn được làm việc với những người cực giỏi, nghe một câu thấy vỡ ra nhiều điều. Bận tối mắt tối mũi nhưng hứng khởi lắm, không biết mệt là gì. Con gái lại chùng giọng, ngày nào cũng chín mười giờ mới về, về rồi lại ngồi cho đến một hai giờ sáng. Cá Kèo bị mẹ bỏ lơ cứ thui thủi một mình, ăn uống tạm bợ vạ vật, vừa nãy còn khóc ăn vạ nói mẹ không chở đi học vẽ. Giá có ông ngoại ở cùng, con bé sẽ có người đưa đón đi học, sẽ được đi học đàn học vẽ theo ý nó. Chưa kể nó sẽ được ăn cơm ông ngoại nấu nóng sốt hợp khẩu vị chứ không phải là hằng ngày nhìn thấy cô giúp việc nhiều hơn mẹ.Nghe con gái than, ông quả thật xót con xót cháu. Con gái ông từ bé đã nhận thức được nhà mình nghèo nên làm gì nó cũng cố gắng gấp hai gấp ba người khác. Ngày ở nhà, cũng cấy cũng gặt nhưng ruộng nhà ông bao giờ cũng sạch cỏ hơn, nước được tát sớm hơn và cạn sau người ta. Con gái không ngơi chân ngơi tay, nên khi lên thành phố học, nó làm thêm hai ba nơi, đủ tiền học phí còn gửi về nói ông sửa lại hàng rào kẻo trâu bò vào phá vườn. Bây giờ nó đang được làm công việc mình thích nên cứ như cá gặp nước, say sưa không để tâm đến chuyện gì khác. Con bé Cá Kèo giao cho giúp việc là đương nhiên.- Bố Cá Kèo vẫn chạy qua chạy lại còn gì?Con gái ông chững lại nhưng rất nhanh đã cười.- Bố nghĩ xem, con không có nhà, ảnh có dám ở nhà một mình với giúp việc không? Nên đón Cá Kèo về, ảnh thả nó vào nhà rồi đi luôn. Nếu bố lên, ảnh mới dám vào.Ông định nói cho bố Cá Kèo về nhà đi. Lại không nói ra lời. Ông biết tính con, một khi đã bướng lên thì cứ cả tòa nhà bê tông cốt thép cũng không níu lại được.Ông những muốn dành không gian cho hai đứa có cơ hội hàn gắn, nhưng với cái nết của con gái, ông e chàng rể hờ không biết đến khi nào.Thời sinh viên hai đứa nó quen nhau dịp hai trường giao lưu văn nghệ. Cậu trai kia vừa biết đàn vừa biết hát, dáng dấp nghệ sĩ lại mồm mép không biết làm sao nhìn trúng con gái ông làm nhiệm vụ hậu cần. Con gái tìm mọi cách tránh né vì thấy cậu ta nổi tiếng trăng hoa, con người không đáng tin. Hình như bị từ chối khiến cậu ta khó chịu, tổn thương lòng tự tôn đàn ông. Cậu ta cứ dùng dằng theo đuổi đến khi hai đứa đi làm.Ra trường, cậu ta nghiêm túc hơn, bớt khoe mẽ, trong công việc cũng có chút thành tích cộng thêm cứ ở cạnh nhau nên con gái quen với sự có mặt của cậu.Ông thở dài, và con bé Cá Kèo đến.- Con xin lỗi đã làm bố xấu hổ, mất mặt với làng xóm. Nhưng nếu không có tình cảm với anh ấy, con đã không làm thế.Ngày ấy, con gái đã nói với ông như vậy khi bố mẹ cậu trai đến thăm, xin cho hai đứa về chung nhà. Con gái ông cũng có cảm tình với người ta nên ông vui vẻ đồng ý. Cứ nghĩ sau đó sẽ có đám cưới, con gái ông sẽ mặc váy cô dâu, ông và ông bà thông gia sẽ hoan hỉ chờ đón cháu.Ai biết sau buổi gặp mặt ấy không hề có đám cưới nào. Người ta đã cất công về tận đây, mới đó còn nói chuyện vui vẻ, còn ăn với nhau bữa cơm, cứ nghĩ nay mai con ông phải tìm người dọn quang cái vườn, sửa lại cái sân, đi quanh xóm thưa chuyện và nhờ người ta đến dựng phông rạp trang trí. Trong đầu ông đã nhớ ra chỗ in thiệp cưới, cho thuê bàn ghế, bát đũa, âm thanh ánh sáng, cỗ bàn các bà các thím trong xóm sẽ phụ trách, đám cưới quê không đặt nấu nướng như ngoài nhà hàng mà đều huy động lực lượng có sẵn, mấy khi làng xóm mới có đám, ông từng giúp khắp làng, nay được ông nhờ, người ta còn vui không hết, sẽ sôi động, náo nhiệt mấy ngày. Ông sẽ làm hết những công việc chuẩn bị để tiễn con gái về nhà chồng, nó chỉ việc lên danh sách khách mời và đi thử váy cưới. Ông cũng phải đi thuê bộ vest cho trang trọng. Đời chỉ có một lần.Ai biết lúc ông bà thông gia sắp về, con gái lại có chuyện muốn thưa. Nó cảm ơn người ta đã đến chơi nhà, xin lỗi vì đã làm phiền đến người lớn nhưng sẽ không có đám cưới nào hết. Nó nói nó thấy mình chưa sẵn sàng làm vợ, làm dâu, con nó vẫn là cháu nội nhà họ.Ông gặng hỏi kiểu gì nó cũng chỉ ngắn gọn sẽ nuôi con một mình, nó còn khóc nói con lại làm khổ bố. Nghe con gái khóc, ông biết nó đang ấm ức, tủi thân lắm, nó nói cũng có tình cảm với cậu trai kia, chỉ còn một bước cuối vì sao nó không bước tiếp, hẳn có lý do gì đó, ông không trách, chỉ muốn san sẻ với con. Thế mà nó im lặng cả với ông. Bố mẹ cậu trai kia luôn miệng xin lỗi, nói tất cả do con trai họ, giờ con gái quyết định sao họ cũng nghe, dù cưới hay không họ cũng coi nó là con dâu và luôn hoan nghênh nó về nhà.Con gái bình thản sau tất cả, một mình sinh Cá Kèo, bố Cá Kèo tới nó không phản đối, ông bà nội Cá Kèo tới đón cháu về nhà chơi nó cũng đồng ý. Thi thoảng hai mẹ con nó đến nhà ông bà nội Cá Kèo ăn cơm, nhưng chỉ có thế.Không ít lần ông và ông bà nội Cá Kèo nói vào, xin cho bố Cá Kèo được về ở chung với hai mẹ con để Cá Kèo có đủ bố mẹ. Con gái cười nhẹ tênh:- Thiên hạ đâu phải ai cũng đầy đủ bố mẹ. Và không phải ai sinh ra trong gia đình hoàn chỉnh mới thành người.Nó nói, cứ như nói mình. Mẹ nó mất khi nó ba tuổi. Mình ông cháo rau nuôi nó. Nó lớn lên trong ánh mắt tội nghiệp của làng xóm, trong tiếng xì xào mai kia bố có vợ mới, có em mới sẽ bị ra rìa. Người ta nghĩ trẻ con không biết đau nên đùa dai đùa ác. Con gái đáo để đáp trả, không ít người nói nó hỗn hào. Nó quắc mắt:- Nếu muốn không bị hỗn thì quay miệng vào nhà mình mà nói, đừng chĩa sang hàng xóm!Bao lần ông phải xin lỗi thay con, nhưng cũng tự hào vì nó biết bảo vệ mình. Ông không mong sau này nó thành bà kia bà nọ, chỉ mong nó mạnh khỏe, yên ổn là được.Cậu rể hờ gọi điện xin được gặp ông, ông không biết cậu ta định nói gì. Đứng ở địa vị người cha mà nói, không có ông bố nào lại có thể hòa nhã với gã trai làm khổ con cháu mình. Mỗi lần nghĩ đến con gái một mình chín tháng mười ngày, tự tìm hiểu xem mình cần ăn gì, tránh gì, tự đến bệnh viện, một mình ngắm nhìn con rõ ràng dần trong phiếu siêu âm. Con gái ốm nghén, ói ra rồi lại tự ăn tiếp không cần ai dỗ dành, động viên. Sữa tự mua, tự pha, quần áo tã lót cho em bé tự mình mua sắm, giặt giũ để sẵn trong cái giỏ nhựa. Những đêm bị chuột rút đau chảy nước mắt cũng tự dậy xoa nắn cho mình. Ông là đàn ông, những việc có thể đỡ đần con không nhiều, nhìn con cứng cỏi còn an ủi lại bố, lòng ông đau như xé. Những khi ấy cậu ta ở đâu, con gái ông không trách nhưng ông không bao dung vậy được. Bố mẹ cậu ta là người hiểu lý lẽ thì ích gì? Mấy năm nay cậu ta qua lại phụ con gái ông chăm Cá Kèo, cậu ta cũng không có ai khác, như thế thì sao, đã đủ chưa? Cá Kèo do một tay con gái ông chăm bẵm, bao lần nôn trớ, bao trận sốt, bao lần đi tướt, bao đêm ở bệnh viện, bao nhiêu cái răng đã mọc. Lần lẫy đầu tiên, nụ cười đầu tiên, tiếng bi bô hóng chuyện đầu tiên, lần trườn bò đầu tiên, bước đi đầu tiên, ăn thìa bột, thìa cháo đầu tiên… người ta có thấy, có biết không?Cậu rể hờ nói, mọi chuyện là do cậu. Ngày bố mẹ cậu ta đến thăm nhà, cậu ta quyết định sẽ làm đám cưới, cậu đã theo đuổi người ta lâu thế, nay có kết quả, đáng tự hào với bạn bè lắm chứ. Nhưng khi theo bố mẹ đến nhà ông, cậu ta lại nghĩ kết quả này không phải do cậu được người ta chấp nhận, mà vì đứa trẻ. Cậu có cảm giác trong cuộc chơi này, mình là người thua cuộc. Một thằng con trai luôn có những cô gái xinh đẹp vây quanh, nay lại bó tay đầu hàng một cô gái không xinh bằng những bạn gái khác, tài giỏi cũng chưa hẳn. Thế là trong lúc đấu khẩu, cậu không kìm được giễu cợt, cậu nói con gái ông cao tay, đã tóm được cậu giữa rừng hoa, còn có thể buộc cậu tự nguyện bước chân vào nấm mồ hôn nhân. Cái bẫy này cực kỳ hoàn hảo, hẳn có sự giúp sức không nhỏ của bố con gái, là ông.- Lúc nói ra câu ấy, con biết mình sai rồi. Cô ấy đã im phắc, lạnh lẽo, môi mím lại, cô ấy cứ nhìn con thế, không giận dữ, không nổi điên, cô ấy cười lạnh nói: "Vậy thì, nấm mồ này không hoan nghênh anh!".Cậu trai vò đầu:- Con biết bố đã một mình nuôi cô ấy, với cô ấy, bố là trời là đất, là anh, là bạn, là mái nhà, là tự hào. Con sai rồi bố, cô ấy nói con không đáng tin cũng đúng. Mấy năm nay, con đã làm mọi chuyện, thử mọi cách nhưng cô ấy vẫn không tha thứ ngay cả khi nghe tin con sắp cưới vợ.Cậu ta vội xua tay:- Con làm sao có tâm trí nhìn ai khác, là con nhờ bạn bè tung tin vậy xem cô ấy có phản ứng gì không. Kết quả là cô ấy thờ ơ như nghe chuyện trên xe buýt.Ông ngồi im, nhìn cậu con rể hờ. Người đáng thương cũng có phần đáng trách. Ông cũng muốn nói đỡ cho cậu, để con gái và cháu ngoại ông có một mái nhà đầy đủ, ấm áp. Tiếc là cậu ta đã chạm vào vảy ngược của con gái.Suy nghĩ một đêm, ông gọi đứa cháu họ đến ở, tiện trông ngó ruộng vườn. Mọi người chỉ nghe thế đã chúc mừng ông từ nay sẽ được an nhàn, ngồi chờ con gái báo hiếu. Ông cười, con gái đã báo hiếu ông từ lâu, ông đâu phải chờ.Đầu tháng ông sẽ lên đường, con gái coi ông là bầu trời, thì nay bầu trời cũng phải làm gì đó che chở cho nó. Bầu trời cũng biết đau mà. Ông sẽ ở cạnh nó như ngày bé, sẽ sáng chiều chở Cá Kèo đi học, Cá Kèo muốn học đàn học hát học vẽ gì ông cũng chiều hết, hai ông cháu tự lo nhau để mẹ Cá Kèo rảnh chân tay làm những gì nó thích. Có thể chiều chiều ông sẽ nấu vài món, gọi chàng rể hờ đi đón Cá Kèo rồi giữ cậu ta ở lại ăn cơm. Bao năm nay mẹ con nó vẫn sống tốt, là con gái ông cứ phải vươn người để mặc vừa cái áo rộng, giá có người để nó tựa vào, để chia sẻ, để cằn nhằn, để khóc, để cười và hạnh phúc.Ông chỉ làm được thế, còn lại phải xem hai đứa thế nào.
Xu hướng thiết kế biệt thự phố thị hiện đại mà vẫn gần gũi với thiên nhiên
Ngày hội đua thuyền ở xã Tịnh Long là nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước sống dọc hai bên sông Trà Khúc, tồn tại hàng trăm năm nay và mang ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng sâu sắc.
Tại AEON Mall Tân Phú trưa 8.3, khách hàng mua sắm không khỏi thích thú trước những bó hoa xuất hiện tại quầy rau củ. Xà lách, bông cải được "thay áo" thành hoa, mỗi bó hoa đều được các nhân viên chăm chút lại cẩn thận, chúng được thắt nơ và điểm thêm một vài nhánh hoa baby trắng trông rất dễ thương. Đây có lẽ cũng là lý do tại khu vực này bạn trẻ xếp hàng dài chỉ để mua hoa… rau củ. Lương Trần Công Thắng, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Đây là cách làm độc đáo, thay vì mình mua hoa bình thường để vài ngày sẽ héo xong đem bỏ thì rất lãng phí. Mình đã mua một bó hoa bằng bông cải và một bó xà lách để tặng mẹ và người yêu, sau ngày 8.3 chắc mình sẽ nhờ mẹ xào bông cải để ăn". Theo khảo sát, mỗi bó hoa bông cải có giá dao động từ 50.000 - 55.000 đồng, giá có phần cao hơn so với thông thường. Nhưng nhiều người trẻ vẫn sẵn sàng mua vì sự tiện ích mua một được hai của món quà này đem lại. Nguyễn Hoàng Tuấn (25 tuổi), trọ trên đường Cộng Hoà, Q.Tân Bình, TP.HCM đã mua 4 bó hoa làm từ súp lơ để về tặng người thân. "Mình thấy món quà này rất thú vị, người nhận có thể ăn chúng, hơn hết nó cũng có nhiều ý nghĩa. Súp lơ có một cuống và các nhánh được tỏa ra nhiều hướng nhưng chụm lại với nhau thể hiện sự viên mãn. Hơn nữa súp lơ cũng có nhiều dinh dưỡng nên mình nghĩ đây là món quà tuyệt vời để tặng những người yêu thương trong dịp lễ này", Tuấn nói. Năm nay các loại hoa tươi được khách hàng mua nhiều hơn hoa sáp và hoa khô, trái ngược hẳn với xu hướng năm rồi. Dạo quanh các con đường tại TP.HCM, các mặt hàng hoa sáp được bày bán khá nhiều nhưng tình hình chung của các tiểu thương bán loại hoa này là ế khách. Nguyễn Công Lập (24 tuổi), đang làm nhân viên cửa hàng tiện lợi trên đường Tân Kỳ Tân Quý, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: "Năm nay mình chỉ mua một nhánh hồng tươi tặng người yêu do kinh tế khó khăn nên phải tiết kiệm. Mình nghĩ không quan trọng là tặng người ấy món quà đắt tiền mà là cách thể hiện tình cảm", Lập nói. Chị Hoàng Thị Loan, một tiểu thương bán hoa trên đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết năm nay chủ yếu bán được các loại hoa tươi và cành hoa lẻ còn hoa sáp thì khó bán. "Từ hôm qua đến giờ chủ yếu tôi bán được loại hoa hồng tươi, mỗi nhánh có giá 10.000 đồng. Người ta chuộng mua loại này khá nhiều, riêng hoa sáp với gấu bông năm nay nhập nhiều nhưng hơi khó bán."Chị Loan cho hay tình hình chung năm nay hoa bán chậm hơn so với năm rồi. "Năm trước chỉ cần đến trưa 8.3 đã bán được gần nửa số bông nhưng năm nay còn nhiều. Chỉ mong từ đây đến tối mọi người ra ủng hộ chứ không thì thất thu", Chị Loan than thở.Chị Loan cho biết hoa hồng sáp loại 20 bông giá dao động từ 200.000 - 250.000 đồng, loại nhỏ hơn thì 5 bông có giá 50.000 đồng, còn các loại hoa hồng giấy thì dao động từ 50.000 - 500.000 đồng. Đối với hoa tươi, chỗ chị Loan có nhiều loại như hoa hồng nhánh nhỏ giá 10.000 đồng, còn hoa hồng Đà Lạt loại to thì dao động từ 25.000 - 30.000 đồng một nhánh. Hoa tươi bó có giá dao động từ 200.000 - 500.000 đồng một bó tùy theo nhu cầu của khách.
Lầu Năm Góc thiếu trầm trọng động cơ rốc két nhiên liệu rắn?
Ngày 4.1, Công an xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết vừa phối hợp Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân mời làm việc và buộc viết cam kết không tái phạm đối với ông N.N.Q (44 tuổi, ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn) do liên quan đến hành vi mê tín dị đoan và chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh trái pháp luật.Tại buổi làm việc, lực lượng chức năng đã phân tích, làm rõ hành vi vi phạm của ông Q. và tuyên truyền những hậu quả tiêu cực từ mê tín dị đoan, không chỉ đối với cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Ông Q. thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời viết bản cam kết không tái phạm dưới sự giám sát của Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân.Trước đó, qua phản ánh từ người dân, ngày 28.12.2024, Công an H.Trà Ôn phối hợp Công an xã Vĩnh Xuân tiến hành kiểm tra tại nhà của ông Q., phát hiện tổng cộng 16 cây dao tự chế, 1 gậy bóng chày dùng để phục vụ hoạt động mê tín dị đoan, trị bệnh tâm linh... Cơ quan chức năng xác định ông Q. có hành vi lợi dụng yếu tố tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; đồng thời tiến hành chữa bệnh bằng các phương pháp không được cơ quan chức năng công nhận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự tại địa phương. Sau buổi làm việc, ông Q. đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số vũ khí, dao tự chế trên.